Bố mẹ hãy dành thời gian nghiên cứu những loại đồ chơi giúp trẻ tăng cường hoạt động trí óc phù hợp để tạo nền tảng toán học cho trẻ ngay từ những trò chơi.
Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều bị thu hút bởi những món đồ chơi từ đơn giản cho đến đồ chơi yêu cầu trí não. Chức năng của đồ chơi không chỉ dừng lại ở góc độ giải trí mà nó còn được sử dụng để giúp người sử dụng tăng cường khả năng hoạt động trí não từ ngôn ngữ cho đến tư duy logic toán học.
Đầu tư cho bé những bộ đồ chơi, người lớn nên ưu tiên lựa chọn những món đồ chơi có chất lượng an toàn như đồ chơi bằng gỗ… Đồng thời là bộ đồ chơi giúp trẻ có thể phát triển tư duy, sáng tạo.
Gợi ý một số loại đồ chơi thông minh cho bé
Đồ chơi cho bé hình học như: thả hình gỗ vào hộp, bộ xếp hình khối,… để các bé có thể nhận biết các hình dạng hình học, làm quen với các loại hình trong toán học.
Những bộ đồ chơi an toàn cho bé có thể giúp con nhận biết được các hình thù, khối hình, có cách nhìn tổng quá về mọi vật và lối tư duy logic cho bé.
Đồ chơi lắp ghép thông minh: Có những mảnh ghép, yêu cầu trẻ phải lắp ráp thành một hình hoàn chỉnh từ đó giúp trẻ có thể tự học và khám phá.
Đồ chơi bàn tính: bé có thể học được một số phép tính đơn giản từ món đồ chơi độc đáo thay vì học những loại bàn thình truyền thống. Với loại bàn tính cổ, bé sẽ cảm thấy mới lạ, độc đáo hơn loại bàn tính truyền thống, từ đó, kích thích tinh thần học tập của bé.
Đồ chơi trẻ em - Bảng tính đa năng
Đồ chơi bảng toán: loại đồ chơi này đang rất phát triển về mẫu mã cũng như chất lượng, nhưng nổi bật và phổ biến được nhiều bố mẹ tin dùng vì tính năng cũng như chất lượng là loại đồ chơi gỗ thông minh. Nó thường được mô phỏng bởi những mảnh ghép nhỏ để bé có thể tính toán và nhận biết trực quan về các phép tính.
Đồ chơi, lắp ghép, xếp hình: Những loại đồ chơi này giúp phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng cho bé, giúp bé hình thành thói quen tư duy logic để lắp ráp, sắp xếp chúng thành khuôn hình hoàn chỉnh.
Những loại đồ chơi cho bé rất đa dạng với chức năng giải trí đi kèm giáo dục sẽ giúp các bé có cách tư duy tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét