Tự lập là một trong những thói quen tốt của mỗi người. Vì vậy, đối với các bé, bố mẹ nên rèn luyện khả năng tự lập của bé ngay từ bé để con hiểu được giá trị của cuộc sống và phụ huynh cũng không phải quá mệt nhọc khi chăm sóc con và lo lắng cho khả năng sinh tồn của bé.
Đồ chơi trẻ em là sản
phẩm rất cần thiết cho bé yêu của bạn. Bé yêu có thể phát triển trí thông minh
hay không một phần là do đồ chơi
cho bé. Trong những ngày hè oi bức các sản phẩm bể bơi cho
bé sẽ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bé yêu vui chơi an
toàn ngay tại nhà.
Đối với trẻ lên 2 bố mẹ đã có thể bắt đầu bài học tự lập và tự chăm lo cuộc sống hàng ngày của bé như tự chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh, làm những việc nhà đơn giản. Bố mẹ đừng nên quá bao bọc trẻ khiến trẻ sống thụ động và mất đi bản năng sinh tồn của trẻ.
1. Trò chơi dạy bé tự chăm sóc bản thân
Trẻ trên 2 tuổi đã có thể cầm nắm, đi lại dễ dàng và đã bắt đầu có ý thức về bản thân mình. Vì vậy, bố mẹ hãy bắt đầu dạy cho bé biết thế nào là bẩn – sạch và giúp bé làm quen với việc vệ sinh cá nhân.
Hãy chơi trò chơi tìm hiểu cơ thể từ chân, tay, mắt miệng và khuyến khích, thách đố bé bé làm theo bố mẹ. Hãy chơi trò chơi rửa tay dưới nước, trò dùng khăn lau mặt, tự chải răng theo mẫu của bố mẹ… Có thể cho bé chơi đồ chơi búp bê để bé học cách chăm sóc búp bê và dần làm quen với cách chăm sóc mình. Hay chơi trong những chiếc bể bơi cho bé tại nhà và chỉ cho bé cách tắm, những vị trí nào thường bẩn cần phải làm sạch, và hướng dẫn bé.
Với những điều thú vị, bé sẽ bị hấp dẫn và biết tự vệ sinh cá nhân mà bố mẹ đôi khi không cần thiết phải làm thay bé.
2. Trò chơi xắp xếp đồ vật
Hãy tận dụng kho đồ chơi của bé để biết chúng thành không gian dạy trẻ chơi tự lập, ngăn nắp. Bố mẹ hãy phân các vị trí lưu giữ đồ chơi cho bé khác nhau và cùng bé chơi trò phân loại, thu giữ đồ chơi. Với các bé nhỏ, ban đầu mẹ nên khuyến khích bé tham gia thu dọn đồ chơi thay vì ra sức cất đồ chơi khi bé chơi xong.
Đồ chơi cho bé được xắp xếp các vị trí cất giữ ngăn nắp, phân loại theo màu, dán nhãn ngộ nghĩnh… chính là điều thu hút bé tham gia trò chơi cất đồ chơi vào đúng vị trí và lâu dần bé sẽ hình thành thói quen gọn gàng còn mẹ thì không phải quá vất vả để tìm kiếm và thu dọn đồ chơi, còn nhà luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
3. Trò chơi “làm việc nhà”
Hãy bắt đầu giúp bé vận động, rèn luyện khéo léo và tính cách siêng năng bằng những “việc nhà” đơn giản vừa sức của bé. Thông qua quá trình chơi và làm việc bé sẽ hiểu được công việc được làm như thế nào và có trách nhiệm hơn.
Mẹ có thể chơi khuyến khích bé chơi trò gấp quần áo, trò chơi làm bếp, cho bé học cách nhặt rau, làm chân phụ bếp, nhào bột, nặn bánh… cho mẹ mỗi ngày. Ngoài ra, để giúp bé yêu thích, gấp quần áo, “phụ bếp”… cho mẹ thì có thể đầu tư cho bé bộ đồ chơi làm bếp, đồ chơi thời trang hay các loại đồ chơi búp bê… giúp bé học cách quan sát mẹ làm việc đề vận dụng và trò chơi, dần làm quen với các công việc hàng ngày và từ đó mẹ có thể dễ dàng lôi khéo bé “làm việc nhà” mỗi ngày.
Thông qua các trò chơi này, bé vừa có thể tăng cương khả năng tự lập, biết việc và có thêm các kiến thức thực tế, rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo và hình thành tính cách, tâm lý tốt, bé trưởng thành hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét